Bồi dưỡng năng lực và kinh nghiệp cho nhân viên mới tuyển
(HR) Bạn mới tốt nghiệp và muốn tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên ngành, nhưng đi đến đâu bạn cũng được nghe một điệp khúc mà các nhà tuyển dụng ưa dùng là: “bạn không có đủ kinh nghiệm”.
Bạn nghĩ làm sao mình có được kinh nghiệm nếu như không có bất kì cơ hội công việc nào cho bản thân. Hãy nhớ lại tất cả những hoạt động bạn đã tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sắp xếp chúng theo một trật tự thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên về những điều mình có được chỉ là bạn không nhận ra chúng sớm hơn mà thôi .
Đi thực tập
Chưa bao giờ các kì thực tập lại có tính cạnh tranh như thời điểm này. Thực tập là khoảng thời gian hữu ích để bạn áp dụng các kiến thức mình được học vào công việc sau này. Nó giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ, học các kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết, và có được kinh nghiệm làm việc thực tế. Nó là một bước chuyển quan trọng từ nhà trường sang xã hội. Vì thế “không ngừng cố gắng” là điều bạn cần nhớ, nhất là trong khoảng thời gian này.
Tình nguyện viên
Nếu bạn đủ khẳ năng thì công việc của một tình nguyện viên là một lựa chọn thông minh giúp bạn có được nhiều kinh ngiệm nhân sự hữu ích.
Xin đúng việc
Hãy tìm hiểu kĩ về vị trí mà bạn muốn xin vào và chỉ xin nếu bạn xác định mình có đủ khả năng để đảm nhận nó. Hãy tự đặt ra câu hỏi và đưa ra câu trả lời mà một nhà tuyển dụng có thể hỏi, chuẩn bị bản sơ yếu lý lịch cùng thư giới thiệu để nhà tuyển dụng hỏi về các kĩ năng mà bạn có được .
Tham gia vào hiệp hội việc làm
Hãy tham dự các cuộc họp và hội nghị được tổ chức hàng tháng và hàng năm, hãy làm quen với các thành viên khác, xin lời khuyên và nếu có thể nên gặp gỡ bất cứ ai mà họ giới thiệu. Đồng thời tham gia vào các tổ chức và giữ vị trí chủ chốt. Bằng cách đó bạn sẽ gặp được những người năng động nhất trong nghề nghiệp của mình.
Đăng kí các khóa học
Nếu bạn không muốn liên tục phải lắng nghe những than phiền về việc thiếu những kĩ năng làm việc đặc biệt, hãy tham dự một hoặc hai lớp học có liên quan tới lĩnh vực đó, và nhớ đưa nó vào trong bản lý lịch của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tính sáng tạo của bạn. Hãy đưa ra các câu trả lời về kĩ năng bạn có nếu được hỏi.
Khi bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp thì chìa khóa để tìm một công việc trong thời buổi ngày nay chính là làm việc qua mạng.
Theo ehow.Vn- Lưu trữ tại Quantri.Vn
Ứng dụng trả lương theo HAY và 3P vào doanh nghiệp Việt Nam
Quy trình áp dụng HAY
- Chuẩn hóa hệ thống chức danh
- Chuẩn hóa hệ thống mô tả công việc, giao việc và phân công công việc
- Xác định tiêu chuẩn đánh giá giá trị công việc
- Tiến hành chấm điểm công việc
- Xử lý kết quả và lập các dải lương Min – Max
- tham khảo thị trường lao động và quyết định mức lương
Khó khăn của DN Việt Nam khi áp dụng HAY
- Phân công công việc thiếu rõ ràng
- Mô tả công việc không chi tiết và không chuẩn
- Tiêu chuẩn công việc và bổ nhiệm chưa chuẩn
- Thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm
- Chú trọng lương năng suất, thích áp dụng lương cơ bản thấp
Hai tiếp cận áp dụng HAY tại DN Việt Nam
Tiếp cận 1: Trả lương cơ bản cao, giúp thu hút người có năng lực, tiến hành đánh giá và giám sát mức độ hoàn thành công việc rõ ràng, khách quan, áp lực duy trì năng suất lao động cao, dẫn đến kết kinh doanh tốt. Như vậy việc áp dụng HAY rất phù hợp. Cách tiếp cận này thường thấy ở các doanh nghiệp nước ngoài. Tiền lương được coi là đầu tư chứ không phải chi phí
Tiếp cận 2: Trả lương cơ bản cao, nếu năng suất lao động thấp thfi DN gặp rủi ro, dẫn đến Dn quyết định trả lương cơ bản thấp, điều này sẽ khó thu hút người giỏi, không thể áp dụng HAY. Cách tiếp cận này thường thấy ở DN Việt Nam. Tiềm lương thường được coi là chi phí.
Đa phần DN trả lương cơ bản thấp (P1 và P2 thấp)
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp nắm được đằng chuô, an toàn về tài chính. Kết quả kinh doanh tốt dẫn đến thu nhập tốt, kết quả kinh doanh không tốt , người lao động sẽ chịu thiệt
- Trả lương cơ bản thấp sẽ tốt hơn nếu DN cam kết tỷ lệ phân chia kết quả cuối với nhân viên (hiếm doanh nghiệp nào thực hiện rõ ràng)
Hạn chế:
- Nhân viên thành cộng tác viên
- Nhân viên chú ý đến kết quả ngắn hạn, ít chú ý đến mục tiêu trung và dài hạn, ít chú ý đến mục tiêu phát triển bền vững
- Quan trọng là kết quả, không quan trọng quy trình làm việc và đào tạo bồi dưỡng. Về lâu dài khó thu hút người giỏi và không tạo cơ chế phát triển năng lực cho nhân viên
Một số doanh nghiệp áp dụng trả lương cơ bản cao (P1 và P2)
Ưu điểm:
- Thu hút được nguwoif có năng lực
- Động viên làm việc theo nhóm
- Động viên phát triển năng lực cá nhân
- Chú trọng các mục tiêu phát triển bền vững
Hạn chế:
- Doanh nghiệp rủi ro nếu không có cơ chế sử dụng tối đa năng lực của nhân viên
- Thường đi liền với cơ chế đào thải khi không hoàn thành nhiệm vụ
Khó khăn khi áp dụng 3P
- Khó khăn trong xác định dải lương Min –Max cho từng loại công việc (lương theo công việc)
- Khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn năng lực và đánh gía năng lực để trả lương
Ví dụ: Thế nào là kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp……..
Kết luận: Có thể kết hợp HAY và 3P
- Sử dụng HAY để trả lương theo P1 (Position) và P2 (person)
- Bổ sung cơ chế tiền lương theo p3 (performance)
- Cân đối tỷ lệ lương theo HAY/lương theo 3P (Khoảng 60/40)
Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam
PGS.TS Lê Quân
Chủ tịch EduViet Corp
0 nhận xét :
Đăng nhận xét